Thứ Hai, 3 tháng 1, 2011

10 lĩnh vực đầu tư lãi nhất tại Trung Quốc

Năm 2010, thị trường chứng khoán đầy biến động, nhà đất bị Chính phủ thắt chặt kiểm soát, nhà đầu tư đổ xô đi tìm những những cơ hội khác. Dưới đây là 10 lĩnh vực đầu tư đem lại nhiều lợi nhuận nhất tại Trung Quốc.

1. Ngọc bích Huanglong

Giá ngọc bích Huanglong có thể tăng mạnh trong tương lai. Ảnh: Chinadaily
Giá ngọc bích Huanglong có thể tăng mạnh trong tương lai. Ảnh: Chinadaily

Ngọc bích Huanglong được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2004 ở Longling, Vân Nam. Gần đây nó được bán với giá hơn 10.000 NDT một kg, nhưng người ta ước tính giá thị trường của chúng chỉ bằng 10% giá trị thật. Điều đó có nghĩa là 1 viên hồng ngọc Huanglong hiện có giá 100.000 NDT có thể được bán với giá 1 triệu NDT trong tương lai.

Chính quyền địa phương đã bắt đầu quảng bá loại đá quý này từ năm 2004. Rất nhiều nông dân ở đây đã phát tài nhờ buôn bán ngọc bích. Các nghiên cứu cũng cho thấy có hơn 600 công ty tư nhân đang tham gia vào lĩnh vực này, với số lượng nhân công từ 40.000 – 60.000 người.

2. Kim cương

Năm 2009, doanh số bán kim cương của Trung Quốc lên tới 3 tỷ USD. Ảnh: Chinadaily
Năm 2009, doanh số bán kim cương của Trung Quốc lên tới 3 tỷ USD. Ảnh: Chinadaily

Người Trung Quốc mua kim cương không chỉ cho đám cưới. Rất nhiều người coi đây là một kênh đầu tư hữu hiệu vì nguồn cung hạn chế và giá kim cương tăng mạnh kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Năm ngoái, tổng giá trị của số kim cương bán ra tại thị trường Trung Quốc đã lên tới 3 tỉ USD. Doanh số bán kim cương loại 1 carat trở lên được dự báo sẽ tăng 40% trong năm nay.

3. Táo

Nửa cân táo giờ đây có giá tới 3,1 NDT
Nửa cân táo giờ đây có giá tới 3,1 NDT. Ảnh: Chinadaily

Táo là loại quả mới nhất tăng giá mạnh trong 12 tháng trở lại đây. Ông Lu Guoqi – một người bán tạp hóa từ Sơn Đông nói: “Giá táo chưa bao giờ cao như thế này”. Vào thời điểm này năm ngoái, ông chỉ kiếm được 2,1 NDT (31 cents) cho nửa cân táo, còn giờ đây giá của nó là 3,1 NDT.

Dù giới truyền thông luôn đổ tội cho những nhà đầu cơ, nhưng các chuyên gia lại cho rằng họ chỉ là một trong những nguyên nhân đẩy giá táo lên cao. Việc này còn do thời tiết lạnh giá, hạn hán và bão lũ làm giảm sản lượng táo.

4. Mua nhà ở nước ngoài

Khu phức hợp Millenium Water ở Vancouver thu hút rất nhiều nhà đầu tư Trung Quốc. Ảnh: Chinadaily
Khu phức hợp Millenium Water ở Vancouver thu hút rất nhiều nhà đầu tư Trung Quốc. Ảnh: Chinadaily

Các nhà đầu tư cá nhân của Trung Quốc đang mở rộng ra thị trường bất động sản nước ngoài do các chính sách thắt chặt trong nước làm giảm cơ hội kiếm lời. Phần lớn họ mua nhà vì tổng hợp của rất nhiều nguyên do như nhập cư, giáo dục và đầu tư. Canada, Australia và Mỹ đứng đầu danh sách các điểm đến ưa thích của người Trung Quốc.

5. Năng lượng sạch

Warren Buffet và Wang Chuanfu - nhà sáng lập BYD. Ảnh: Chinadaily
Warren Buffet và Wang Chuanfu - nhà sáng lập BYD. Ảnh: Chinadaily

Phát triển năng lượng mới đã trở thành ngành công nghiệp năng động nhất ở Trung Quốc với những nỗ lực không ngừng của chính phủ nhằm cắt giảm lượng khí thải CO2. Hai năm trước, tỉ phú Warren Buffet đã mua 10% cổ phiếu của hãng sản xuất xe điện Trung Quốc - BYD với giá 230 triệu USD. Và hiện khoản đầu tư đó đã có giá trị lên tới 1,7 tỷ USD.

6. Các tác phẩm nghệ thuật

Một chiếc bình hoa quý từ đời nhà Thanh. Ảnh: Chinadaily
Một chiếc bình hoa quý từ đời nhà Thanh. Ảnh: Chinadaily

Các tác phẩm vĩ đại vẫn đang khơi dậy niềm cảm hứng cho người mua và bị đẩy giá bán lên cao ngất ngưởng. Khi người Trung Quốc trở nên giàu có, họ chuyển hướng tiêu tiền từ thị trường cổ phiếu và bất động sản sang đầu tư vào các tác phẩm nghệ thuật. Thị trường này đang phát triển mạnh nhờ sự tham gia tích cực của rất nhiều nhà sưu tầm cá nhân từ các thành phố lớn như Bắc Kinh hay Thượng Hải và một số thành phố hạng hai.

7. Dịch vụ đám cưới

Các dịch vụ về đám cưới nở rộng tại Trung Quốc. Ảnh: Chinadaily
Các dịch vụ về đám cưới nở rộng tại Trung Quốc. Ảnh: Chinadaily

Trong thập kỉ qua, tại Trung Quốc có gần 9,12 triệu đám cưới diễn ra mỗi năm, tạo ra thị trường màu mỡ cho các sản phẩm phục vụ đám cưới. Chi phí trung bình cho một đám cưới ở đây hiện đã là 200.000 NDT. Chỉ tính riêng năm 2009, số tiền người tiêu dùng bỏ ra cho đám cưới đã vượt quá 600 tỉ NDT và con số này vẫn ngày một gia tăng.

Chi phí cho đám cưới mỗi năm lại tăng thêm 20%, góp phần tạo ra một nền công nghiệp hoàn toàn mới với khoảng 20.000 công ty chuyên cung cấp các dịch vụ cưới hỏi từ bánh, nhẫn kim cương cho đến tổ chức lễ cưới.

8. Vàng

Vàng vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn của người dân. Ảnh: Chinadaily
Vàng vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn của người dân. Ảnh: Chinadaily

Giá vàng vẫn chưa hề có dấu hiệu suy giảm dù đã tăng vọt tới 23% trong năm nay. Với những dự đoán về sự suy yếu của đồng USD cùng viễn cảnh bấp bênh của nền kinh tế thế giới, nhu cầu vàng ở Trung Quốc được kì vọng sẽ chạm ngưỡng 150 tấn trong năm 2010.

Những người khai thác vàng và các cổ phiếu của các công ty liên quan đến vàng được dự đoán sẽ thu lợi lớn khi các nhà đầu tư vẫn tiếp tục mua vàng để phòng ngừa rủi ro từ thị trường tài chính đầy biến động.

9. Thuốc cổ truyền

Giá thuốc cổ truyền Trung Quốc ngày một tăng. Ảnh: Chinadaily
Giá thuốc cổ truyền Trung Quốc ngày một tăng. Ảnh: Chinadaily

Trong những năm gần đây, do nhu cầu tăng cao kết hợp với nguồn cung hạn chế và giá cả thấp, thuốc cổ truyền đang trở thành một kênh đầu tư mới đầy hấp dẫn. Giá thảo dược bắt đầu tăng từ tháng Năm. Giá một số loại như các cây thuộc họ Hoa Chuông và Khương Hoạt đã tăng gấp đôi trong nửa đầu năm nay.

10. Rượu

Sau khi Chính phủ Trung Quốc thắt chặt các chính sách về bất động sản, rất nhiều nhà đầu tư đã đổ tiền vào ngành công nghiệp rượu và thu được nguồn lợi nhuận khổng lồ. Khoản lời từ một số loại rượu nho Pháp nổi tiếng trong nửa đầu năm nay đã vượt quá 30%, cao hơn rất nhiều so với các kênh đầu tư khác.

Hà Thu ( theo Chinadaily )


Digg Google Bookmarks reddit Mixx StumbleUpon Technorati Yahoo! Buzz DesignFloat Delicious BlinkList Furl

0 nhận xét: on "10 lĩnh vực đầu tư lãi nhất tại Trung Quốc"

Đăng nhận xét